Hàng năm khí hậu nóng nhất ở Seattle thường vào hai tuần trong tháng tám. Năm nay mùa nóng tới sớm hơn, mới cuối tháng sáu đã bắt đầu những ngày nóng 90.F, kéo sang tháng bẩy.
Buổi
chiều vừa xuống, đã lác đác tiếng nổ, bên kia hồ thỉnh thoảng hoa pháo
bắt đầu nở. Đến khuya thì hoa pháo dồn dập thi nhau tung lên bầu trời
đêm. Mặc dù khí hậu khô nóng và một vài nơi bị cấm đốt pháo, nhưng khó
mà cấm hẳn được. Ngày lễ Độc Lập người dân Mỹ ăn mừng với tất cả niềm
hãnh diện của dân tộc.
Nước
Mỹ kỷ niệm 239 năm lập quốc, dành lại độc lâp từ tay người Anh. Hai
trăm ba mươi chín năm, mới hơn hai thế kỷ. So với các nước khác trên thế
giới nước Mỹ mới là đứa bé còn thơ dại.
Nước Việt của tôi có tới hơn bốn ngàn năm dựng nước.
Trải bốn ngàn năm dựng nước nhà / Sông khoe hùng dũng núi nguy nga (VHC)
Tôi
đứng bên này hồ, thưởng thức những bông hoa pháo ai đó bắn lên bầu trời
từ phía bên kia hồ. Những chiếc pháo bông này làm từ Trung Quốc made in China, một nước có lịch sử già như một ông cố của đứa bé thơ dại (Các văn bản ghi chép lịch sử của Trung Quốc được tìm thấy có niên đại cổ nhất là từ đời nhà Thương khoảng 1700-1046 TCN)
Đài
truyền hình trong nhà đang chiếu Lễ Độc Lập tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn,
cũng hoa pháo nổ tung trời, với diễn văn, tiếng hát, tiếng đàn, tiếng vỗ
tay như muốn nổ tung màn hình. Cả nước Mỹ đang ăn mừng lễ.
Tôi
biết nước Mỹ có danh sách những người được giải Nobel dài nhất thế
giới. Những người được giải này, có người, nguồn gốc chủng tộc là Do
Thái, Đức và Trung Hoa v.v…Bằng lý do này hay lý do khác, họ khởi đầu là
dân tỵ nạn của nước Mỹ. Cái
đứa bé thơ dại này mở lòng yêu thương, bàn tay từ ái, đón nhận các ông
già, bà trẻ lưu lạc từ bốn phương kéo nhau vào ở trọ. Cũng nhờ vào tình
thương nước Mỹ mới thu nhận được những nhân tài của thế giới trở thành
công dân của mình.
Trên
những trang mạng mấy tuần nay, người ta đang nói đến việc một ông quan
trọng lắm của đất nước Việt Nam có bốn ngàn năm văn hiến, sắp sang gặp
và xin được hợp tác với vị nguyên thủ quốc gia Hoa kỳ, một nước mới có
239 năm Độc Lập. Lại
một trường hợp một nước có lịch sử già như ông cố đi tìm một đứa bé thơ
dại xin được chơi chung. Chơi chung với đứa bé này chắc phải có nhiều
cái lợi.
Tối
hôm qua, thằng cháu ngoại bốn tuổi sang ngủ với bà. Hai bà cháu nằm hát
con mèo mày trèo cây cau mãi, rồi bà dậy cháu đánh vần chữ LOVE. Thằng
bé sáng dạ, nói vài lần nhớ ngay. Sáng hôm sau bà khoe với ông là cháu
học nhanh lắm, chắc tôi bắt đầu dậy nó đánh vần và làm toán. Ông ngoại
người Mỹ, (gốc Anh và Ái Nhĩ Lan) nói: Không cần dậy chữ hay toán vội.
Nó sáng dạ mai mốt đến trường, học mấy thứ đó nhanh lắm. Bây giờ cần dậy
cho nó biết thương yêu trước tiên.
Bà
ngoại ngẩn người ra. Ừ nhỉ, giản dị như thế mà mình không nghĩ tới, cứ
chưa gì đã nghĩ tới con đường tính toán, chữ nghĩa cho cháu rồi. Ở tuổi
này, thằng bé cần phải biết yêu em, nhường và chia xẻ thức ăn, đồ chơi
với bạn, với mấy anh, em, họ của nó. Lớn lên nó sẽ biết mở cửa đón người
thiếu thốn vào nhà.
Tình thương là điều căn bản trước tiên cháu cần học. Học bao nhiêu chắc cũng không thừa.Lớn lên ở phần đất bao dung này cần nhiều tình thương để cho đi lắm, vì ai ai ở nơi xa xăm nào đó cũng tìm tới đây và ở lại.
Jul.4th, 2015