Hôm
qua, tôi tới nhà thờ xin một lễ cầu bình an cho gia đình ông bà Foley, mặc dù
tôi không hề quen, biết ông bà.
Hai
tuần trước, nhà thờ St. Louise họ đạo nơi tôi đang sống, ngay trong buổi lễ
ngày chủ nhật, vị linh mục ngưng tiến hành nghi lễ, Yêu cầu mọi người cùng cúi
đầu cầu xin cho những người Công Giáo đang bị sát hại ở Syria, nhất là các em bị
sát hại còn rất nhỏ. Các
bạn gửi hình ảnh các em bé bị cắt mất đầu qua email, tôi chỉ nhìn tấm hình đầu
tiên là hồn xiêu, phách lạc, không dám xem tiếp. Những tin tức như thế làm mình
không cầm giữ được sự xung đột trong lòng,vừa phẫn nộ vừa kinh ngạc cho sự dã
man của con người với con người, vừa thương xót cho những nạn nhân vô tội, các
em bé chưa nói sõi, cha mẹ còn bồng trên tay.
Chiến
tranh, chết vì súng đạn, tù nhân chết vì tra tấn hàng ngày, đâu đó, vẫn xẩy ra
trên thế giới. Nhưng cái hình ảnh một người cầm giao cắt cổ một người, cắt cổ một
đứa bé thì thật man rợ và dã man đến tột cùng.
Những
điều ám ảnh ghê sợ đó còn luẩn quẩn trong đầu, nặng chĩu trong ngực tôi.
Tin
nhà báo James Foley bị quân Hồi Giáo cắt đầu tiếp đến. Bạn bè kinh hoàng gọi
nhau. Chỉ để chia xẻ sự sợ hãi và rùng mình cho cái dã man đến ghê tởm.
Tôi
chỉ đọc tựa về cái chết của nhà báo James Foley và xem một tấm hình duy nhất: hình
người đàn ông Mỹ mặc cái áo chùm dài màu vàng, hai tay trói ngược ra sau quỳ
trên sa mạc, và đao phủ cũng phủ kín thân thể bằng quần áo và khăn che mặt màu
đen, cầm một con dao cán ngắn, đứng bên cạnh, trong tư thế sẵn sàng cắt cổ nạn
nhân, là cả người tôi đã rung lên kinh hoàng, lòng quặn thắt. Tôi không dám xem
những đoạn video nào khác nữa. Thấy
những cái tựa kèm theo hình ảnh về cái chết thảm khốc đó là tôi xóa ngay trên
máy.
Tôi
đã làm việc gần mười năm với những ký giả người ngoại quốc ở quê nhà. Phần đông
là ký giả Mỹ, nhưng cũng có Nhật, Anh và Pháp. Sau 1975 ra hải ngoại tôi lại
giao thiệp thân thiện với khá nhiều những ký giả chuyên nghiệp hoặc những người
làm báo nghiệp dư Việt Nam. Với tôi, phần
đông, họ là những người bạn rất đáng quý. Họ yêu nghề, yêu một cách nồng nhiệt.
Những
ký giả của Associated Press, nơi tôi làm việc. Họ lăn sả vào chiến trường Việt
Nam hồi đó. Họ không sợ chết vì súng đạn, họ không sợ bị bắt làm tù binh. Với họ
chỉ là tiếng gọi của nghề nghiệp, cái nghề họ đã chọn và gửi vào đó một lý tưởng,
sự đam mê và bổn phận trách nhiệm. Tôi đã nhận được những tin dữ hơn một lần:
ký giả bị bắn chết, hay bị thương ở chiến trường. Nhưng những người còn sống trở
về, không vì thế mà chùn chân. Họ lại tiếp tục đi theo quân độiVNCH trong những lần hành quân kế tiếp.
Đúng
như câu nói của Rod Dreher, nhà bình luận báo chí, được chọn ghi trên bức tường
trong Viện Bảo Tàng Báo Chí (News Museum):“There
are three kinds of people who run toward disaster, not away: cops, firemen, and
reporters.” Dĩ nhiên lời nói này dành cho những người chân
chính trong nhiệm vụ của họ.
James
Foley là một nhà báo chân chính, anh đã chạy vào nơi nguy nan nhất, tai họa nhất
và cái chết kinh hoàng nhất đã đến với anh. Có lẽ trước khi rời phần đất an
bình ra đi, anh đã biết những rủi ro nào đang đợi anh trước mặt.
Và
điều tệ hại, dã man nhất, đã xẩy ra cho người ký giả 40 tuổi này. Sau anh không
biết còn bao nhiêu ký giả nữa sẽ bị chịu chung một số phận ở cái pháp trường
cát đó. Và bao nhiêu ký giả nữa vẫn tiếp tục đến những vùng đất nguy hiểm Trung
Đông để làm nhiệm vụ của mình.
Ủy ban Bảo Vệ Nhà Báo có trụ sở ở New York lên án vụ hành quyết
anh Foley và nói việc giết người man rợ đó làm tất cả mọi người ghê tởm. Tổ chức
này nói rằng Syria đã trở thành đất nước nguy hiểm nhất trên thế giới đối với
các nhà báo trong 2 năm qua khi có ít nhất 69 nhà báo khác đã bị giết ở đây và
hơn 80 người bị bắt cóc cùng 20 người khác hiện đang mất tích.(VOA)
Gia đình James tin rằng, anh đã hy sinh mạng
sống mình cho những con tin khác đang bị giam giữ và cái chết của anh cho thế
giới hiểu được nỗi khổ mà người dân Syria đang chịu đựng.
Cha
của Jame nói là ngay hôm nay thì ông chưa có thể tha thứ cho kẻ giết con ông,
nhưng là một Christian, ông nghĩ là
ông sẽ tha thứ.
Ông
Foley chắc chắn đã đọc và thấu đáo lời Kinh
Hòa Bình của Thánh Phanxico
Đem yêu thương
vào nơi oán thù
Đem thứ tha vào
nơi lăng nhục
Đem an hòa vào
nơi tranh chấp
Đem chân lý vào
chốn lỗi lầm.
Vì chính khi thứ
tha là khi được tha thứ.
Bây
giờ ông còn phải đọc hàng ngày kinh này để đốt lên ngọn nến tha thứ cho kẻ,
không phải chỉ oán thù, lăng nhục, tranh chấp với mình mà phải tha thứ cho kẻ đã
giết con mình bằng hành động dã man nhất. Sự tha thứ tội ác này không phải ai
cũng làm được.
Đức
Giáo Hoàng Francis Xavier đã gọi điện thoại từ Vatican đến gia đình James và
phân ưu cùng ông bà Foley. Qua thông dịch viên, ngài nói chuyện với họ hơn 20
phút. Điều này là một niềm an ủi lớn lao và quan trọng cho gia đình Foley.
Nhưng
phải cần một thời gian dài bao lâu thì ông bà Foley mới lành được “Vết Thương Đứt
Ruột” này. Tôi nghĩ lâu lắm và có khi họ mang mảnh lòng đau thương đó cho đến ngày gặp lại con mình ở thế giới
khác. Tha thứ cho kẻ thù thì được nhưng quên đi cái chết quá tàn nhẫn, đau
thương của con mình, khó lắm!
Bao
nhiêu người dân hiền lành ở Trung đông, chết bằng cách này hay cách khác. Bằng
súng, bom, dao, bằng đói khát. Bao nhiêu người Hồi Giáo đã chết vì chính người
Hồi Giáo.
Có ai an ủi họ không?
8/23/2014