Wednesday, September 30, 2020

BÂY GIỜ

   (Mấy hôm nay phụ dọn người bạn 90 tuổi vào Nhà Già, nhớ đến nhà Thơ Nhất Tuấn)  

 

 Bây giờ thỉnh thoảng đọc tin nhắn  

 Một người bạn Văn mới qua đời  

 Người bạn làm Thơ vào Dưỡng Lão  

 Mặc tã, nói cười như trẻ thơ  

 

Bây giờ có những tin như thế  

Nghe như tin nắng chợt nắng to  

Nghe như thời tiết sang mùa lạnh  

Nghe thì nghe sao chặn được mùa  

 

Nghe như đàn chim bỏ vòm cây  

Nghe như con sóc bỗng bỏ bầy  

Nghe thì nghe không gọi lại được  

Gọi làm chi chim, sóc dọn nhà  

 

Ừ, chuyện một đời  là như thế  

Thổi sợi tóc trắng tiễn nhau thôi  

Con chim con sóc đều đi cả  

 Bây giờ thanh thản đợi… bao giờ.  

 

tmt  

Sunday, July 12, 2020

PHÍA BÊN KIA BIỂN


Cánh diều trên bầu trời
im lặng
nghe gió nói

Em biết không
biển cũng im lặng
thật sâu

biển đang nghe
sóng nói

sóng nói thật nhiều
tiếng lao xao đập
đầy ắp ngực anh

Không phải đâu
đó là tiếng em gọi….. anh
….từ phía bên kia biển.

tmt
Pacific Ocean- Jul.4th-2020

Giả và Thật

  
Sáng nay soi gương thấy mình bỗng giả
Mắt mũi tóc da khác hẳn ngày thường
Nhìn mãi không ra một khuôn mặt lạ
Có phải chính mình đang đứng trước gương
Da mình đang vàng bỗng ai tẩy trắng
Tự nhiên vươn vai cao lớn khác thường
Đang ở miền Đông ai lôi sang Bắc
Gậy gộc biểu tình như một người điên
Mình đang thật hay chính mình cũng giả
Thế giới loài người có thật hay không?

Chúa Phật một hôm rủ nhau lánh mặt
Để cả nhân gian còn một lũ khùng.

tmt
Jul.8/2020

Monday, June 22, 2020

Chiếc Áo Của Ai

Trần Mộng Tú
( Ngày soạn quần áo của Chi mang cho.)


Em mất một trăm ngày
Hương còn đầm khăn áo
Chị tung áo khắp nhà
Nỗi buồn không tiếng động

Nhớ em mặc áo này
Nhớ em quàng khăn ấy
Tiếng cười còn vướng lại
Giữa hai đầu chéo khăn

Cầm lên lại bỏ xuống
Chiếc áo mầu tím than
Mầu tím như nốt nhạc
Rơi xuống buổi chiều vàng

Em đã nằm im lặng
Trong chiếc bình lặng im
Chị khua mặt hồ động
Nước không còn bóng chim

Chị không “đập cổ kính
Cất tàn y” xưa sau
Hương em trong ngực chị
Đọng tím một nỗi sầu

Lưỡng lự rồi cũng chọn
Một chiếc áo cất đi
Xếp cùng khăn áo chị
Như thủa bé nằm kề

Một trăm ngày rồi đấy
Rồi một năm, hai năm
Chị già thêm, chị lẫn
Ngu ngơ giữa áo khăn

Áo em và áo chị
Ký ức thời gian phai
Một ngày tay sẽ hỏi
Ồ, chiếc áo của ai?

tmt
Ngày 23/6/2020

Friday, May 22, 2020

Làm Thơ Như Nói Với Một Người / Đỗ Quý Toàn


Lúc sinh tiền nhà thơ Xuân Diệu có lần tự giới thiệu:”Đặc sản của tôi là thơ tình”Nhưng ông cũng làm thơ về nhiều đề tài khác, mà trong đó ông không bầy tỏ các rung đọng hay niềm hưng phấn bình thường của thơ tình.

Có một tác giả chỉ làm thơ về tình yêu, đó là Trần Mộng Tú. Đọc Trần Mộng Tú người ta thấy bài thơ nào cũng như để nói riêng với một người nào đó. Thơ kể chuyện tình yêu, nói với người yêu, nói về một người yêu. Một chiếc lá, mọt tách trà, mọt tảng đá, một ly nước lạnh, viên sỏi, những cánh tuyết tung bay như bướm động mùa, hay những cơn sống cuộn vào nhau ngoài biển, đều thúc dục nhà thơ nói chuyện với người yêu, kể chuyện tình yêu.Buổi chiều làm cơm ở Issaquah, Trần Mộng Tú nhìn đến lá hành, sợi miến,chén nước mắm,con cá rán,đều gợi đến hin h2 ảnh của mộn người yêu. Ngôn ngữ của chúng ta giầu có thêm với “núi tình tứ” “gió mềm như tóc thời con gái” “mùa xuân đứng thách hôn”- mùa xuân tới trạm ngõ, hay “ngực rám hồng hương Sunkist thơm căng,” v.v…Nếu thi sĩ không viết về tình yêu thì chúng ta không có những ngôn ngữ đó.
        Nhiều người may mắn đọc thơ cảm thấy như bài thơ nói với chính mình.Tôi gặp nhà văn đã đọc thơ Trần Mộng Tú, hỏi cảm tươn g3 của ông như thế nào. Ông nói “ Ngay cả khi tôi khong quen Trần Mộng Tú, đọc thơ tôi vẫn cảm tưởng như nò (bài thơ) đang nói với chính tôi, như tôi đang được nghe một người yêu nói với mình.” Đọc một bài thơ như vậy, cả người đọc và người làm thơ đều may mắn. Chắc hẳn có nhiều người đọc thơ Trần Mộng Tú cũng chia xẻ cái cảm tưởng đó.
        Ở Praha, nhà thơ Trần Hồng Hà có lần hỏi “Anh biết chị Trần Mộng Tú không? Năm nay chị ấy bao nhiêu tuổi?” Tôi không biết,chỉ có thể cho nhà thơ đọc một bài văn, lá thư Trần Mộng Tú viết cho con gái đã lớn, đăng trên tạp chí Văn Học, “Bao giờ chú qua Mỹ chơi, anh sẽ nói chị Tú giới thiệu cho cô con gái của chị ấy” Nhắc lại chuey65n này để nhớ thương Trần Hồng Hà mà tôi không bao giờ gặp lại nữa.
      Nhưng khi làm thơ, các thi sĩ có thật sự nghĩ đến riêng một người (may mắn hay không may mắn) nào đó chăng? Chắc chúng ta phải phỏng vấn nhà thơ, không phải việc làm thơ nói chung, nhưng về một bài thơ cụ thể nào đó. Cái ông ở New York là nhân vật nào vậy? Chắc thi sĩ sẽ không tiết lộ nguồn cảm hứng của mình,cũng như nhà báo bảo vệ nguồn tin.
   Nhưng chúng ta có nhất thiết phải phỏng vấn nhà thơ. Và liệu nhà thơ có biết sự thật về chính thơ của mình hay không? Thật sự có riêng một người cụ thể, riêng biệt nào để thi sĩ nói đến không? Hay chính thi sĩ đã tạo ra hình ảnh một người, bằng cả thế giới và đời sống đã đi qua chính mình?
Chúng ta cứ tưởng các thi sĩ làm thơ chỉ vì có “người đi qua đời tôi.” Nhưng thật sự thi sĩ cần phải đón nhận cả thế giới, cả cuộc đời,”người đi qua đời tôi” rồi mới tạo ra thơ. Hỏi thi sĩ ”Cái ông được dẫn ra bờ hồ xem vịt tên gì? thì nhà thơ có thể trả lời ngay không sợ lầm lẫn,”Đó là cuộc đời, là sự sống tập khởi thành hình. Đó là mặt hồ, là gợn sóng,là núi,là sương mù,tất cả thu lại trong hình ảnh một người.
  Trong một cuộc nói chuyện với Eckermann nhà thơ J.F.von Goethe bảo: “Tôi chưa từng nói một điều nào mà chính tôi chưa sống qua, mà nó không thôi thúc tôi phải nói ra. Tôi chỉ là thơ tình yêu vì tôi đã yêu…” Đồng ý rằng khó làm được thơ tình nếu người ta chưa yêu, nhung điều đó không có nghĩa là khi làm bài thơ tình này thì thi sĩ phải trải qua kinh nghiệm tình yêu đúng như bài thơ kể. Hỏi đích danh thì chưa hiểu người làm thơ.
   Vả chăng không ai muốn hỏi những câu hỏi vô duyên,như Hồng Y Ippolito d’Ester hồi thế kỷ 16. Khi nhà thơ Lodovico Ariosto kính cẩn đề tặng Đức Ngài tập thơ “Tình Điên của Orlando” (Orlando Furioso),chủ nhân chỉ hỏi viên thư ký của mình một câu: “Con tìm đâu ra mà lắm chuyện đến như vậy?” Ariosto không thể báo cáo tất cả các cuộc phiêu lưu của Orlando mà ông kể, chính ông đã trải qua. Nói vậy chắc là nói dối.Nhưng ông cũng không thể thú nhận tất cả chỉ là chuyện bịa đặt, lại nói dối nữa.
      Một bài thơ Trần Mộng Tú tôi chắc ai cũng nhận ra là thơ tình:
     Thân thể em
     soi gương đã cũ
     trái đất ôm
     mấy chục vòng quay
  
    Sao
    vuốt ve anh
    mỗi ngày một mới
    có phải
    mỗi ngày
   anh đổi
   một bàn tay

Thi sĩ đang nói với một người, người thật, được mô tả là có cả tay chân, mỗi ngày một mới, có một người đúng như vậy hay không? Cái kinh nghiệm sống và yêu đương (chắc chắn đã trải qua, như Goethe nói,) đã xẩy ra nhiều lần, nếu không phải là mỗi ngày, kinh nghiệm đó nhà thơ có trải qua thật hay không? Nếu chúng ta đặt câu hỏi đó chắc thi sĩ sẽ không nói. Không nói chẳng phải vì nhà thơ không muốn, không biết hay trí nhớ không còn mẫn tiệp.
    Mà thật sự là vì, Thơ, không nên hỏi về thơ những câu như thế. Có thể hỏi thi sĩ những câu lẩm cẩm như vậy để nói chuyện khác, như bạn thân đùa nhau cho vui. Nhưng nghiêm mặt, hắng giọng, hỏi một câu như vậy về Thơ, thì không thể nói chuyện về Thơ được. Nhất định không thể nói chuyện về Thơ với một người đặt câu hỏi đó được.
        Bài Thơ hiện lên như vậy, nó ở ngoài tầm tay của thi sĩ. Đã nhiều người làm thơ nói “Tôi đâu có làm thơ,Thơ nó làm tôi” Nói như nói chuyện bị ma làm. Juan Ramón Jiménez kể “Yo no soy yo”
  Tôi không phải là tôi
  Tôi là nó
  Nó sáng tạo, lặng im
  trong khi tôi nói

Giống như Pasternak viết “Trong nghệ thuật, con người im lặng, hình ảnh nói. “Nhưng có ai tạo ra hình ảnh, hay nó tự tạo ra? Cái nhân vật được gọi là Anh, (có phải mỗi ngày anh đổi một bàn tay)là sản phẩm do thi sĩ sáng tạo ra, nhờ thi sĩ mà ra đời. Chính cái cảm giác “mỗi ngày mới mẻ” trong bài thơ đã tạo nên nhân vật này.Cính vì người đọc đồng cảm được cái cảm giác đó mà sinh ra nhân vật này. Nếu thiếu những kinh nghiệm đó thì nhân vật không thành hình. Khi T.S.Eliot viết về tiếng nói Thơ như nói với một người nào đó, riêng một người nào đó, ông đã dùng óc phân loại văn chương của một thầy giáo dạy văn, chứ không phải qua kinh nghiệm sống của một nhà thơ. Mà ông cũng chủ trì rằng bài thơ nào ít nhất cũng có hai tiếng nói, nhà thơ thế nào cũng nói với chính mình, và chắc chắn cũng nói cho một người nào đó nghe.Phân tách chủ thể và đối tượng là một sự phân biệt giả tạm.
  Trong “Tố của Hoàng ơi hỡi nhớ thương!” Tố cũng là Hoàng. “Khi anh chết các em về đây nhé,” cá em cũng chỉ là một người thôi. Anh ơi, nàng hỡi, chính là mình. Ngôi thứ hai đại danh  từ có mặt, vì ngôi thứ nhất có mặt, vì bài thơ có mặt.Sao vuốt ve anh mỗi ngày một mới? Rung động mạnh nhất  bài thơ gợi ra và để lại trong lòng ta không phải là một người, Anh. Cũng chẳng phải bàn tay.Mà chính cái cảm giác của người đọc bài thơ. Cảm giác đó phải có sẵn trong ta, chờ bài thơ thể hiện ra.Gottfried Benn nói là: “Thơ trữ tình không có một đề tài nào khác, ngoài bản thân thi sĩ.” Ngoài bản thân người đọc, phải nói thêm.
  Bài thơ hỏi sao cái vuốt ve mỗi ngày một mới, hay mỗi ngày anh đổi một bàn tay. Nhưng chỉ có thân thể thật sự đang đổi mới, đang hồi sinh. Mà thân thể con người có lúc nào không đang sống lại? Vì thân thể lúc nào cũng hồi sinh nên bàn tay thành mới mẻ. Chúng ta sống lại, mới mẻ từng giây phút một. Nhìn thân thể mình trong gương làm cho thân thể mình mới lại, nhìn và khám phá.Trái đất xoay quanh như một chuyể động tạo nên thân thể mới. Nhưng đâu cần soi gương mới thấy mình mới mẻ. Mỗi phút giây có thể thấy chính thân mình mới mẻ, khi ta đang sống thật sự trong xác thân mình, để hồn và xác trở thành một  đầy ngập và trống không.
    Sao vuố ve anh mỗi ngày một mới.Nhân vật Anh này không nhất thiết có tên, tuổi, và địa chỉ. Cảm giác mới, sự sống mới, mỗi ngày đều mới là “nhân vật” chính trong bài thơ. Sự sông luôn luôn là mới mẻ, nếu như chung ta trong mỗi giây phút đều đặt hết mình trong sự sống.
Điều đó nghĩa là như thế nào? Thật khó giải nghĩa như nhà giáo dạy văn.Những giây phút sống hết mình, ở đó, vào lúc đó, giống như kinh nghiệm người ngưng thở. Nhắm mắt, nín thở trong một phút, sẽ thấy cả con người mình đòi sống mãnh liệt, sống đầy đủ từ đầu tới chân, tâm cảm và thân cảm thấy là một.Nhìn một bông hao nở, nghe tiếng chim gõ trên mái nhà bằng gỗ, hay gần gũi một người mình yêu, đều có thể tạo ra cho chúng ta sống hết mình như thế.Bài thơ sẽ tự nó sinh ra khi chúng ta mở cửa,để sự sống thể hiện, hết mình, như thế đấy.Nó tới đây, từ đầu, trong trẻo, khoác bộ áo hồn nhiên (Vino,primero,pura,vestido de innocencia-Jiménez)
    Những tiếng Anh và Em sau cùng trong bài thơ cũng chỉ là ngôn ngữ. Ngôn ngữ có linh hồn nhờ chúng ta đã sống. trước hay sau khi làm bài thơ, thi sĩ có thể nhớ tới một nhân vật. Nhưng chính bài thơ không nói chuyện nhân vật đó. Nó hiện lên từ một giây phút sống tận cùng nỗi sống, và nó phải tạo ra cho người đọc thơ một giây phút bàng hoàng, muốn sống hết kiếp người trong khoảnh khắc. Bài thơ đến, khoắc bộ áo hồn nhiên, chúng ta bước vào đó với tấm lòng nguyên mới.
Có ba thứ tiếng nói trong thơ như Eliot phân biệt hay chăng? Tôi sợ chỉ có một. Đọc thơ, chúng ta buông trôi vào trong cái một, trong cơn sóng về thâ xác hồi sinh,vino,pura,vestido de innocencia.
                                                                            Tháng Năm 1996



   

Thursday, April 9, 2020

Khoảng Cách Giữa Những Bông Hoa

Trần Mộng Tú
(Gửi gia đình và các bạn tôi)

Thượng Đế gửi những con Siêu Vi tới để chúng lấp đầy những khoảng cách trống rỗng của loài người.

Siêu Vi đến giữa mọi người, rẽ ngang, rẽ dọc, len vào từng khe hở. Nó không lựa người giầu, không chê người nghèo. Màu da nào cũng được, tôn giáo nào nó không cần biết. Bằng cấp và địa vị ư, nó gạt qua một bên len vào giữa. Chẳng có sổ Thông Hành nào thoát, chẳng có bức tường cao ranh giới nào xây lên mà nó không thể vượt qua. Nó lên thuyền ra đại dương, nó vào phi cơ bay ngang bầu trời thế giới. Từ thầy tu, lãnh tụ, tài tử, thầy thuốc, khoa học gia, nhà ảo thuật, triệu phú cho tới những kẻ không nhà, nó tới với ai người đó phải chấp nhận. Khó lòng mang nó ra khỏi nơi nó đã chiếm ngự. Nó tới, mang theo tàn phá và chết chóc.

Có phải Thượng Đế thật sự gửi nó tới để trừng phạt loài người, để phân chia loài người. Hay Thượng Đế gửi nó tới để lấp khoảng trống giữa con người với con người. Dạy cho loài người biết thương nhau, biết chấp nhận nhau hơn, tìm đến gần nhau hơn.
Chúng ta học được điều gì giữa khoảng cách đôi bờ sinh tử này. Vẫn có người đi theo con siêu vi chui vào giữa khoảng cách trống đó để kiếm thêm tiền (phần đông là những kẻ đã có sẵn tiền).Lừa đảo vẫn sẩy ra giữa đôi bờ sinh tử.
Chúng ta học được bài học gì khi người thân của chúng ta đi vào sau cánh cửa của bệnh viện, mất hút, thăm thẳm, im lặng, rồi người thân chúng ta trở về nhà trong một chiếc bình, chiếc bình tro vô giác. Chúng ta học được gì trong một đám tang giới hạn người thân tới dự (dù không giới hạn bạn hữu cũng không dám tới) Chúng ta cảm nhận được nỗi đau nào khi người thân không dám ôm nhau, không dám đứng gần nhau, không dám cầm tay nhau để vực đỡ nhau trong phút giây đau đớn nhất. Cái khoảng cách giữa người này với người kia là nỗi đau khổ tột cùng trong một đám tang. Thượng Đế đang đứng ở đâu?
Có ai nghĩ rằng Thượng Đế đang tạo ra cái khoảng cách này để cảnh tỉnh nhân loại. Ngài muốn lấp đi những khoảng trống trong đời sống của loài người bằng những cái chết của chính họ. Vì có phải chúng ta sống cạnh nhau mỗi ngày mà không nhìn thấy nhau, không quan tâm tới nhau. Mỗi người trên thế giới này hầu như chỉ sống cho cá nhân mình. Mỗi người tự tạo ra khoảng cách với người thân của mình. Cha mẹ với con cái, vợ với chồng, anh em, bạn hữu, lãnh tụ với quần thần và ngay cả những vị lãnh đạo tinh thần với tín hữu. Người nọ đã tạo ra khoảng cách với người kia. Ai cũng sống cho mình trước tiên, nên đều tự tạo cho mình một khoảng cách với người cạnh mình. Cái khoảng cách này mới đầu chỉ bằng một sải tay, nên đôi khi với một chút cố gắng họ vẫn có thể với được nhau, nhưng càng ngày cái khoảng cách đó bị ma lực của vật chất, tiền bạc, danh tiếng, quyền lực, kéo con người ta càng xa, thật xa. Khoảng cách đó mênh mông như biển, cao như núi, người ta không làm sao mà lấp được nữa.
Thượng Đế đã làm gì để con người cảnh tỉnh quay về với nhau, để lấp đi cái khoảng cách đó.
Một cuộc chiến thế giới không có tiếng súng, không thấy máu chảy trên đường phố nhưng vẫn có người chết im lặng từng ngày. Những cái chết im lặng ở một địa danh nào đó, gây nên tiếng động kinh hoàng, dội ra ngoài thế giới.
Người chết đây chính là cha, mẹ mình, anh mình, chị mình, em mình, con mình, người bạn thân nhất của mình. Thế mới kinh hoàng! Nó không chỉ còn là một con số nữa. Nó là cánh tay, là cái chân, máu huyết của mình. Nó đang hay đã rơi ra khỏi thân thể mình. Để lại một khoảng trống trong suốt quãng đời còn lại của mình.

Thượng Đế phải chăng đang nhắc nhở chúng ta hãy để thời giờ nhìn nhau,
quan tâm tới nhau, với tới nhau. Đừng để một khoảng trống nào, vì cái khoảng trống chúng ta không lấp lại sẽ có Một Vật Siêu Lạ tới điền vào.

Đầu tháng 4 năm 2020 này Hội Hoa Kim Hương (Tulip Festival) ở thành phố Skagit Valley – Seattle sẽ đóng cửa. Tôi tự hỏi khoảng cách giữa những bông hoa trên cánh đồng hoa đó, bao xa!

Hãy lấp khoảng cách và yêu thương nhau hơn, ngay hôm nay.

tmt
Tháng 3/26/2020



Những Đoạn Ngắn Mùa Corona Virus

Trần Mộng Tú

Có Nhà, Để Ở Nhà
Hai vợ chồng luống tuổi, giờ giấc thức ngủ khác nhau. Người thức khuya đọc sách, người dậy sớm đi nhà thờ nên mỗi người một buồng, một cái khung điện toán riêng. Mấy lúc này cả thế giới chao đảo về dịch Virus, mỗi ngày một trầm trọng. Chồng tôi không sợ hãi bằng tôi, anh vẫn thỉnh thoảng chạy ra chợ mua trái cây, thức uống. Anh lại có bổn phận đi bộ với người bạn thân đang bị cancer và anh không muốn bạn buồn vì sự cách ly này. Khi chồng tôi ra ngoài về, bước vào cửa là tôi phát hoảng như gặp phải con Virus khổng lồ đang tới gần, Tôi xua xua tay, chỉ anh vào ngay buồng tắm làm vệ sinh quần áo và rửa tay rửa mặt. Chúng tôi bây giờ không đứng gần nhau khi nói chuyện, không còn thỉnh thoảng ấm áp ôm ngang vai nhau nữa, đứng xa nhau và ngồi cũng xa nhau. Tôi có đưa nước đưa trái cây cho anh cũng để ở đâu đó trên bàn làm việc hay bàn bếp rồi nói cho anh biết chứ không đến gần đưa tận tay như trước nữa. Khi ăn cơm thì hai người cũng không ngồi gần nhau, dù là cái bàn tròn, mỗi người ngồi một phía đối diện nhau, bỗng nhớ câu Thơ cổ Trung Hoa: Quân tại Tương Giang đầu/Thiếp tại Tương Giang vĩ/ Tương tư bất tương kiến/ Đồng ẩm Tương Giang thủy/ Còn mình bây giờ được nhìn thấy nhau nhưng: Chàng ở bên kia bàn/Thiếp ở bên này bàn/Cùng ăn chung một mâm/ Nhìn nhau mà ngập ngừng.
Bộ bàn ăn ở nhà ngoài dùng khi có khách thì bây giờ nằm buồn hiu. Nhớ lại khi các bạn tới thì chen chúc xếp đến 12 cái ghế vào để ngồi cho vui,không ai chịu chia làm 2 bàn. Bây giờ những cái ghế cô đơn đứng cái ra cái vào trông chẳng mỹ thuật gì cả, hay chúng sợ nhiễm virus nên không muốn gần nhau.
Trong khi cái bàn thổn thức nhớ lại những tối Trung Thu, trên mình bàn đầy những tách trà rực rỡ. Bà chủ nhà trân trọng và ấm áp với mình đến thế nào. Bà lau chùi mình bằng một thứ dầu chỉ dành riêng cho gỗ, chọn cho mình một cái khăn vắt ngang bàn (Table runner) thật đẹp, rồi bày lên đó những hộp bánh nướng, bành dẻo và đặc biệt là  những tách trà đủ kiểu, đủ màu khác nhau, bà chủ mang về từ các địa điểm du lịch xa xôi nào đó. Đấy là những tối Rằm Trung Thu hàng năm, bạn hữu tụ lại uống trà, ăn bánh và nghe Thơ.


HÌNH- Tiệc Trà Bánh Trung Thu
Bây giờ thì tất cả không còn nữa, những cái tách đẹp này nằm im trong tủ kính, những cái ghế rời rạc quay ngang quay dọc và cái bàn dài như tôi cũng trở thành vô dụng.
Tôi chắc còn phải đợi lâu lắm mới nghe lại được tiếng cười của những người bạn tới nhà này vì họ thật sự cũng đang lẩn trốn tại gia.

Không Có Nhà, Để Ở Nhà

Mỗi ngày con Covid.19 càng hoành hoành trên khắp thế giới. Con số mỗi ngày mỗi tăng. Nước Mỹ cũng không thoát được cơn thịnh nộ của bầu Trời của mặt Đất này. Cho đến ngày hôm nay, Tháng 4 ngày 2/2020 tổng cộng cả thế giới có 1,014, 673 ca nhiễm Covid.19. Riêng nước Mỹ có 244,646 người bị nhiễm bệnh. Các bang đã lần lượt đưa ra lệnh cách ly tại gia. Hạn chế tối đa việc ra khỏi nhà, chắc phải thêm một câu: Trừ những người không nhà”.
Con số thống kê trong năm 2019 cho những người vô gia cư toàn nước Mỹ là 567,715 người. Hơn nửa triệu người vô gia cư này rải rác khắp các tiểu bang, các thành phố, nhưng nhiều nhất vẫn là Los Angeles và San Francisco. Nhà nước cũng có cung cấp một số nhà Mobile Home cho họ nhưng số cung không đủ cho số cầu.
Làm thế nào để bảo vệ những người vô gia cư này. Họ không có nhà, họ sống lang thang trên đường phố, làm sao có chỗ để họ trốn tránh được con  vi trùng khủng khiếp này. Tội nghiệp nhất là những em còn nhỏ, nếu cha mẹ chúng nhiễm bệnh thì chúng biết đối phó thế nào?
  

HÌNH- Bing.com Images.
Lệnh ở trong nhà, nhưng không có nhà để ở. Họ biết đi đâu, Họ đâu có phải lá khô, củi mục mà hốt vào thùng được. Không có nhà làm sao mà “ở nhà”

Đi Bộ Trong Xóm

Nhà tôi và nhà con gái chung một xóm. Từ nhà tôi đi bộ sang nhà con mất mười phút. Hôm nay có nắng, tôi ra khỏi nhà, đi bộ. Không có tiếng xe nào trong xóm, cũng rất vắng xe từ đường chính rẽ vào.
Đến trước cửa nhà con thấy có 5 tấm bảng mới cắm trên thảm cỏ. Tôi đứng tần ngần đọc.
Đây là nội dung 5 tấm bảng


1.   Thank You Healthcare Workers
2.   Thank You Restaurant Delivery and Grocery Workers
3.   Thank You Teachers
4.   Thank You Sanitation and Utility Workers
5.   Thank You All who are working so we may STAY HOME


Tôi hình dung ra hình ảnh ba mẹ con líu ríu làm mấy tấm bảng này với lòng biết ơn.
  

Cánh cổng gỗ vào vườn sau bên hông nhà mở, khu vườn rất yên lặng. Chắc mấy mẹ con đang ở trong nhà.

Tôi vào vườn, cỏ xanh mùa xuân tĩnh lặng, mấy bụi hoa Kim Hương ngập ngừng nở. Green House của con rể hàng năm đã thành hình, những mầm xanh đã lên cả gang tay. Người bố trẻ này mỗi năm, từ tháng 2 khi thời tiết hãy còn lạnh, anh đã bắt đầu thắp những ngọn đèn nhỏ, ươm mầm rau củ ngay trong family room với các con.
Đủ các loại rau xanh ăn hàng ngày, thêm dưa leo, cà chua, bí đỏ và xen kẽ là hoa Hướng Dương và Thược Dược. Suốt từ tháng Tư, tháng Năm cho đến hết tháng Tám vợ chồng có nhiều hoa và rau củ mang cho cả họ.

Tôi lên cầu thang vào cái balcony sau nhà. Đây là nơi tụ họp gia đình ăn uống trong những dịp cuối tuần vào những ngày nắng ấm áp. Hôm nay cũng nắng mà vắng vẻ quá. Sau khung cửa kính rộng, hai đứa trẻ và mẹ chúng đã nhìn thấy Bà. Chúng ríu rít đòi ra nhưng mẹ bắt đứng rất xa Bà.
Cậu anh lên 9, cô em lên 7, tròn môi, khum tay gửi cho bà những nụ hôn gió. Con bé nói:
-      Hết virus con sang Bà ngủ hai tuần nhé. I love you Bà
-      Con yêu Bà, thằng anh nói tiếng Việt.
Tôi vẫy vẫy tay chào con cháu, xuống cầu thang ra về, một thăm viếng rất ngắn. Lòng rưng rưng đi qua khu vườn rau nhỏ đang vươn lên xanh mướt, hứa hẹn, đầy sức sống.
Thượng Đế không hề bỏ loài người.

tmt                                                         Tháng 4-3-2020








Saturday, March 28, 2020

Im Lặng

Thơ Trần Mộng Tú - 


Buổi sáng tiễn Trần Mộng Chi 2020


Youtube by Kristy NgọThể

Khoảng Cách Giữa Những Bông Hoa

Trần Mộng Tú
   
                                     (Gửi gia đình  các bạn tôi)

Thượng Đế gửi những con Siêu Vi tới để chúng lấp đầy những khoảng cách trốngrỗng của loài người.

Siêu Vi đến giữa mọi ngườirẽ ngangrẽ dọclen vào từng khe hở không lựangười giầukhông chê người nghèoMàu da nào cũng đượctôn giáo nào  khôngcần biếtBằng cấp  địa vị ư,  gạt qua một bên len vào giữaChẳng  sổThông Hành nào thoátchẳng  bức tường cao ranh giới nào xây lên   khôngthể vượt qua.  lên thuyền ra đại dương vào phi  bay ngang bầu trời thếgiớiTừ thầy tulãnh tụtài tửthầy thuốc, khoa học gianhà ảo thuậttriệu phúcho tới những kẻ không nhà tới với ai người đó phải chấp nhậnKhó lòngmang  ra khỏi nơi  đã chiếm ngự tớimang theo tàn phá  chết chóc.

 phải Thượng Đế thật sự gửi  tới để trừng phạt loài người, để phân chia loàingười. Hay Thượng Đế gửi  tới để lấp khoảng trống giữa con người với con người. Dạy cho loài người biết thương nhaubiết chấp nhận nhau hơntìm đến gầnnhau hơn.
Chúng ta học được điều  giữa khoảng cách đôi bờ sinh tử nàyVẫn  người đitheo con siêu vi chui vào giữa khoảng cách trống đó để kiếm thêm tiền (phần đông những kẻ đã  sẵn tiền).Lừa đảo vẫn sẩy ra giữa đôi b sinh tử.
Chúng ta học được bài học  khi người thân của chúng ta đi vào sau cánh cửa củabệnh việnmất hútthăm thẳmim lặngrồi người thân chúng ta trở về nhà trongmột chiếc bìnhchiếc bình tro  giácChúng ta học được  trong một đám tang giới hạn người thân tới dự ( không giới hạn bạn hữu cũng không dám tớiChúngta cảm nhận được nỗi đau nào khi người thân không dám ôm nhaukhông dámđứng gần nhaukhông dám cầm tay nhau để vực đỡ nhau trong phút giây đau đớnnhấtCái khoảng cách giữa người này với người kia  nỗi đau khổ tột cùng trongmột đám tang. Thượng Đế đang đứng ở đâu?
 ai nghĩ rằng Thượng Đế đang tạo ra cái khoảng cách này để cảnh tỉnh nhânloại. Ngài muốn lấp đi những khoảng trống trong đời sống của loài người bằngnhững cái chết của chính họ. Vì  phải chúng ta sống cạnh nhau mỗi ngày không nhìn thấy nhaukhông quan tâm tới nhauMỗi người trên thế giới này hầunhư chỉ sống cho  nhân mình. Mỗi người tự tạo ra khoảng cách với người thâncủa mình. Cha mẹ với con cáivợ với chồnganh embạn hữulãnh tụ với quầnthần  ngay cả những vị lãnh đạo tinh thần với tín hữuNgười nọ đã tạo ra khoảngcách với người kiaAi cũng sống cho mình trước tiênnên đều tự tạo cho mình mộtkhoảng cách với người cạnh mìnhCái khoảng cách này mới đầu chỉ bằng một sảitaynên đôi khi với một chút cố gắng họ vẫn  thể với được nhaunhưng càngngày cái khoảng cách đó bị ma lực của vật chấttiền bạcdanh tiếngquyền lực,kéo con người ta càng xathật xa. Khoảng cách đó mênh mông như biểncao nhưnúingười ta không làm sao  lấp được nữa.
Thượng Đế đã làm  để con người cảnh tỉnh quay về với nhauđể lấp đi cáikhoảng cách đó.
Một cuộc chiến thế giới không  tiếng súngkhông thấy máu chảy trên đường phốnhưng vẫn  người chết im lặng từng ngày. Những cái chết im lặng ở một địadanh nào đógây nên tiếng động kinh hoàngdội ra ngoài thế giới.
Người chết đây chính  cha, mẹ mìnhanh mìnhchị mìnhem mình, con mìnhngười bạn thân nhất của mìnhThế mới kinh hoàng không chỉ còn  một con số nữa  cánh tay cái chânmáu huyết của mình đang hay đã rơi ra khỏi thân thể mìnhĐể lại một khoảng trống trong suốt quãng đời còn lại củamình.

Thượng Đế phải chăng đang nhắc nhở chúng ta hãy để thời giờ nhìn nhau
quan tâm tới nhauvới tới nhauĐừng để một khoảng trống nào cái khoảngtrống chúng ta không lấp lại sẽ  Một Vật Siêu L tới điền vào.

Đầu tháng 4 năm 2020 này Hội Hoa Kim Hương (Tulip Festival) ở thành phốSkagit Valley – Seattle sẽ đóng cửaTôi tự hỏi khoảng cách giữa những bông hoatrên cánh đồng hoa đó, bao xa!

Hãy lấp khoảng cách và yêu thương nhau hơnngay hôm nay.
tmt
Tháng 3/26/2020