Lời kể của người mẹ
Lúc đó tôi ở Bình
Long, năm 1972, Mùa Hè Đỏ Lửa, tôi sanh thêm đứa con trai, đứa con thứ năm
trong gia đình. Thằng nhỏ ra đời đúng vào tháng tư năm đó, nên nó bị kẹt giữa
hai lằn đạn và bom B-52. Mẹ con tôi phải sống trong hầm trú bom một thời gian
dài, mới dám lên mặt đất liền. Khi con tôi lớn lên, tôi mới biết nó bị điếc, nó
bị thủng màng nhĩ tai, do ảnh hưởng tiếng dội của đạn, bom. Được sang Mỹ theo
chương trình HO của ba nó, nó đã hai mươi bảy tuổi. Bác sĩ ở Mỹ nói màng nhĩ thủng
từ lúc mới sanh nên không vá được. Có cho đeo máy trợ thính nhưng vẫn không
giúp được bao nhiêu. Mà tội lắm cô ơi! Ai nói với nó cũng phải hét lên, riêng
tôi, nói khẽ con vẫn hiểu được mẹ nói gì, nó chỉ nhìn vào miệng tôi, biết liền.
Tội lắm cô ơi! Đã điếc lại hiền, ai cũng ăn hiếp cũng lợi dụng được. Biết đấy chứ không phải ngu đâu, nhưng bản tính tốt, ai cần chi cũng giúp. Đi cắt cỏ vẫn bị mấy người thầu ăn chặn tiền nhớ, tiền quên, nó vẫn không than gì cả.
Tội lắm cô ơi! Đã điếc lại hiền, ai cũng ăn hiếp cũng lợi dụng được. Biết đấy chứ không phải ngu đâu, nhưng bản tính tốt, ai cần chi cũng giúp. Đi cắt cỏ vẫn bị mấy người thầu ăn chặn tiền nhớ, tiền quên, nó vẫn không than gì cả.
Tội lắm cô ơi!
tám năm trước đi nhặt rau, nhặt hành trong chợ, có một bà làm cùng chỗ hỏi nó:
- Có muốn lấy vợ không, bà làm mai cho cháu bà ở quê nhà.
- Con không có tiền cưới vợ
-Tao cho mượn rồi mày đi làm trả sau.
- Có muốn lấy vợ không, bà làm mai cho cháu bà ở quê nhà.
- Con không có tiền cưới vợ
-Tao cho mượn rồi mày đi làm trả sau.
Bà ta cho coi
hình ba cô cháu, nói nó lựa một cô. Tôi cũng
thương con, tuy nó cao ráo, sáng sủa, nhưng ở Mỹ này vừa điếc vừa làm việc lao
động, có cô nào muốn lấy, nên nghe con nói cũng dành tiền về Việt Nam đi hỏi vợ
cho con. Từ khi sang Mỹ,
tôi cũng đi trông con cho người ta, kiếm thêm tiền gửi về Việt Nam nuôi mấy đứa
con còn ở lại (vì đã có gia đình). Hôm đám cưới ở
Việt Nam, nhà gái nói cô dâu vẫn chưa được hợp hôn với chú rể. Đợi khi nào qua
Mỹ sẽ tính.Mẹ con tôi cũng phải nghe theo. Mấy năm trời
chờ giấy tờ bảo lãnh vợ qua, hàng tháng con trai tôi vẫn phải làm bổn phận chồng
Việt Kiều, đi cắt cỏ gửi tiền về cho vợ (xúc tép nuôi cò).
Khi đón được vợ qua, thì bà con của cô dâu
(cái bà làm mai đó) ra phi trường đòi đón về nhà. Tôi phải giằng co mãi, nói
dâu tôi bỏ tiền ra cưới thì phải về ở với chồng.
Mà tội lắm cô
ơi, về nhà chồng mà tối tối vợ đạp chồng xuống đất không cho ngủ chung. Rồi
không biết ai bày, ai chỉ, nó cào cấu chồng, rồi kêu cảnh sát, nó biết chút tiếng
Anh, nói với cảnh sát là nó bị chồng “bạo dâm”. May có em nó, biết tiếng Anh đứng
ra nói rõ ràng mọi việc. Khi Cảnh sát nhìn thấy mặt mũi con tôi xây sát vì vợ
cào cấu, còn vợ thì không hề hấn gì, đã khuyên gia đình nên để cho vợ nó về nhà
bà con một thời gian, vì nếu ở lâu hơn thì có thể con tôi sẽ có ngày bị tù oan.
Thế là con
tôi mất vợ luôn, gia đình bên vợ lo giấy tờ li dị. Tôi thấy có làm ra chuyện
thì một là mình không có tiền lo luật sư, hai là có mang được vợ về chắc cũng
không bền, có khi xẩy ra xô xát to, con mình có thể vào tù.
Coi như mẹ
con tôi bị lừa. Vì sau đó con tôi còn phải tiếp tục đi theo chú nó cắt cỏ để trừ
tiền họ cho mượn cưới vợ (hay tiền mang cháu họ qua).
Chỉ tội con
tôi “Uổng công xúc tép nuôi cò”.
Lời kể
của anh làm vườn
Cô ơi, vợ con sắp qua rồi. Tháng sau thôi.
Lần này có chắc không đó?
Chắc cô ạ, cô này hiền hơn cô kia, lại mồ côi mẹ.
Về Việt Nam làm đám cưới chưa?
Lần này chỉ ra tiệm chụp hình, rồi đi làm hôn thú thôi. Con mới ở bên đó về, đi tới đi lui cũng hơn bốn năm rồi đó cô.
Cô trước bỏ bốn năm rồi, cô sau cưới bốn năm nữa, tất cả là tám năm phải không? Năm nay con bao nhiêu tuổi rồi.
Dạ, bốn mươi ba.
Bao giờ vợ qua nhớ mang sang cho cô xem mặt nghe.
Dạ, chắc Cha, Mẹ con cũng mời mấy bàn để giới thiệu đó cô.
Cô ơi, vợ con sắp qua rồi. Tháng sau thôi.
Lần này có chắc không đó?
Chắc cô ạ, cô này hiền hơn cô kia, lại mồ côi mẹ.
Về Việt Nam làm đám cưới chưa?
Lần này chỉ ra tiệm chụp hình, rồi đi làm hôn thú thôi. Con mới ở bên đó về, đi tới đi lui cũng hơn bốn năm rồi đó cô.
Cô trước bỏ bốn năm rồi, cô sau cưới bốn năm nữa, tất cả là tám năm phải không? Năm nay con bao nhiêu tuổi rồi.
Dạ, bốn mươi ba.
Bao giờ vợ qua nhớ mang sang cho cô xem mặt nghe.
Dạ, chắc Cha, Mẹ con cũng mời mấy bàn để giới thiệu đó cô.
Lời kể
của người em gái
Cô ơi ! Anh con
chết rồi. Anh ngủ nhà người bạn già, ông già đề máy xe trong ga-ra, để chạy
nguyên đêm. Ông ta, anh con và thêm con chó nữa. Cả ba chết ngạt vì khói độc.
Bây giờ con
phải làm sao đây? Chị vợ anh ấy vừa nhận được giấy tờ đúng vào hôm anh ấy chết.
Có nên mua vé cho chị ấy qua không cô? Mẹ con thì chưa biết con dâu tánh nết ra
sao, cứ gào lên trong điện thoại. “Nó chết rồi con ơi! Qua với mẹ con ơi!”
Cô ơi, nhà
quàn nói chưa hỏa thiêu ngay được, họ chưa có chỗ, một tuần nữa mới thiêu
Cô ơi! Chị ấy qua rồi, kịp ngày mai đi thiêu.
Cô ơi! Chị ấy bấm nút lò thiêu.
Cô ơi! Tội quá!
Cô ơi! Con nghe cô mua vé cho chị ấy qua là đúng.
Dạ, con nghe cô, cứ làm hết sức mình, mọi chuyện giao cho ông Trời thôi. Mẹ con có chị ấy cũng an ủi phần nào, xem ra cũng hiền lành cô ạ.
Cô ơi! Chị ấy qua rồi, kịp ngày mai đi thiêu.
Cô ơi! Chị ấy bấm nút lò thiêu.
Cô ơi! Tội quá!
Cô ơi! Con nghe cô mua vé cho chị ấy qua là đúng.
Dạ, con nghe cô, cứ làm hết sức mình, mọi chuyện giao cho ông Trời thôi. Mẹ con có chị ấy cũng an ủi phần nào, xem ra cũng hiền lành cô ạ.
Lời kể
của cô dâu mới
Dạ, con chào
cô, nghe mẹ con nói anh ấy vẫn qua làm cỏ trong vườn nhà cô.
Dạ, chúng con
có chụp hình đám cưới ở tiệm, để nộp làm hôn thú và giấy tờ bảo lãnh.
Dạ, mỗi năm
anh có về một tháng. Chúng con ở với nhau như vợ chồng rồi. Vì anh không có tiền
và đã tốn kém với đám trước nhiều, nên con nói thôi khỏi làm gì nữa, để qua bên
đó rồi cha mẹ tính.
Dạ, cũng được
bốn năm rồi đó cô.
Dạ, chưa có
con cô ạ.
Dạ, con bấm
nút lò thiêu.
Dạ, mặt mũi
còn tươi nguyên cô ơi.
Dạ, cô Út
mang hũ tro của anh và cả gia đình ra biển ngày hôm qua.
Dạ, thả rồi
cô, trôi đi rồi cô, chìm hết rồi cô.
Người
thuật truyện
Tôi nói, con
ơi, rồi con sẽ trải qua những ngày rất buồn, con sẽ thấy cô đơn, nhớ quê nhà,
nhớ những người thân và nước mắt con sẽ nhỏ xuống trong hai tay mình. Nhưng rồi thời
gian sẽ giúp nỗi buồn của con lắng xuống, con sẽ nghĩ, mình không bao giờ quên,
nhưng quả thực nỗi buồn đó có chìm xuống và được lấp đi bằng cách này hay cách
khác. Đôi khi cơn
bão đời sống đi qua, con lại vớt nó lên, nhưng con sẽ nhìn nỗi buồn đó bằng một
mảnh hồn khác, một con mắt khác, rồi con thả xuống. Ngậm ngùi!
Tôi nói, “Thượng Đế không cho ai tất cả cái gì nhưng
cũng không lấy đi tất cả cái gì của ai.” Người sẽ đền bù cho con, một phần
nào những cái con mất.
Tôi ngồi đây
trước hiên nhà, buổi chiều xuống bên kia hồ, cô dâu không bao giờ cưới ngồi bên
tôi, tôi nói: Hồi cô sang Mỹ cô cũng bằng tuổi con bây giờ và cô cũng mang theo
một nỗi buồn riêng. Bốn mươi năm rồi đó con. Tôi chỉ cho cô chỗ ngã ba con nước, hỏi, con
có biết ở ngã ba đó, rẽ phía nào về quê nhà không? Cô gái lắc đầu.
Chẳng biết nơi đâu là chốn quê nhà -TCS
Tôi nói, cô cũng không biết, nhưng nhờ không biết nên mình cứ
đoán và mình hy vọng là mình đoán đúng.
2/19/2016