(Sau khi đọc “Ta về” của Tô Thùy Yên)
Em
ở nơi này mười bảy năm
có
khi cất tiếng gọi dòng sông
có
lúc bóng chùng lên bóng núi
sao
núi sông vẫn đỗi lạ lùng
Thảm
cỏ này bao lần thay sắc
gót
chân in dấu vẫn chưa quen
bầy
sẻ đó em không biết tuổi
thoáng
bay qua thoáng đậu bên thềm
Em
ở nơi này mười bảy năm
mưa
trên mái gỗ rất âm thầm
tiếng
mái tôn xưa mưa tháng Sáu
khua
thức trong tim nhịp trống đồng
Nằng
hạ cũng vàng thêu áo lụa
chẳng
ai níu vạt tặng câu thơ
chữ
hiếu như kim chìm đáy biển
chữ
tình gió thổi đến xác xơ
Em
ở nơi này mười bảy năm
vườn
sau hoa mướp cũng nở vàng
hoa
táo hoa lê cài trong tóc
chỉ
tiếng ong bay vẫn ngỡ ngàng
Cũng
rắc tình lên từng luống đất
mỗi
cọng rau thơm một cọng buồn
đĩa
muối lát gừng bưng ngang mặt
khựng
trên môi nỗi nhớ quê hương
Em
ở nơi này mười bảy năm
sao
như chiếc lá giữa cơn dông
mặc
gió dắt tay vào định mệnh
rơi
xuống đâu thì cũng hóa thân
Mấy
ai có được điều mong ước
người
vẫn sống bằng những giấc mơ
bánh
Thánh cứ ăn nuôi hồn vọng
tóc
có đầy hoa tuyết vẫn chờ
Em
ở nơi này mười bảy năm
giấc
xuân vẫn lạnh một góc chăn
có
đêm trăng sáng choàng cơn mộng
tưởng
hỏa châu sa xuống chỗ nằm
Ôi
lửa Na-pan trên quê cũ
tiếng
thét kinh hoàng của trẻ thơ
cả
một ngôi làng trong biển lửa
khói
cay trong mắt đến bây giờ
Em
ở nơi này mười bảy năm
khóc
cha khóc mẹ khóc vầng trăng
xương
thịt mẹ cha vùi đất khách
vầng
trăng quê cũ vẫn muôn trùng
Tình
dưới hàng cây hiền như lá
trăng
nhòa hai bóng lẫn vào nhau
tiếng
ve hát rộn đêm mùa hạ
người
đi chỉ giữ được tiếng sầu
Em
ở nơi này mười bảy năm
hoa
đào vẫn chiết mỗi độ xuân
cánh
cửa mang mang câu thơ cũ
ngọn
gió đông xưa thổi giữa lòng
Hoa
chẳng vì em hoa vẫn nở
lượng
trời rót xuống rộng vô ngần
em
đứng giữa bờ sôi giếng mật
ngụm
xuân trong miệng bỗng rưng rưng
Em
ở nơi này mười bảy năm
buông
vào nhật nguyệt nắm tuổi xuân
cầm
như thả tuyết vào lò sưởi
những
cánh hoa tan dưới lửa hồng
Tóc
đã sợi đen chen sợi trắng
mắt
cười đã lụn bấc đam mê
người
vẫn từ quê ngơ ngác đến
ngượng
môi không dám nhắc…chuyện về
Em
ở nơi này mười bảy năm
người
ơi! Chim khóc phải xa rừng
gọi
những thân cây còn đứng thẳng
có
nghe tiếng cánh đập trong lồng.
(1992)